1. Đặc điểm gây hại của rệp sáp
- Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng). Chích hút các lá, giả hành, nụ hoa, cuống hoa và cả thân cây.
- Chúng bám rồi hút chất ngọt của quả và lá cây. Chúng bám trên đọt non rồi hút nhựa lá non.
- Cây lan bị nặng, lá bị vàng, rụng, giả hàng bị khô và chết. Chúng tấn công nụ làm cho hoa bị dị dạng.
- Từ vết chích của rệp sẽ gây ra bệnh thối nâu do vi khuẩn và cả bệnh virus.
- Mật ngọt do rầy tiết ra làm nấm bồ hóng phát triển. Từ đó làm ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây.

2. Biện pháp phòng trị
Cách 1: DÙNG NƯỚC RỬA CHÉN VÀ LAU LÁ
Hữu dụng khi mật độ rệp sáp ít. Pha loãng nước rửa chén với nước theo nồng độ 1ml/1 lít nước. Phun trực tiếp vào rệp.
- Khi di chuyển vô nước xà phòng thì chúng sẽ chết vì ngộp thở.
- Đối với rệp nằm im một chỗ thì lau bằng bàn chải lông mềm hay là khăn.
- Tuy nhiên cách này không hiểu quả khi mật độ nhiều.
bệnh thối nâu trên lan
Cách 2: DÙNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG FENDONA
Được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đánh giá cao. Diệt rệp trực tiếp. Diệt tận gốc bằng cách phun cả 2 mặt lá và nách lá. Vườn Sài Gòn có cả Fendona 10SC 50ml và Fendona 10SC 5ml.
Cách 3: DÙNG THUỐC HÓA HỌC
Khi không sử dụng một loại nhất định thì nên dùng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ. Có kết quả với rệp sáp theo thực nghiệm.
Hãy dùng Movento 150 OD, Dantasu 50WG, Bihopper 270EC. Hiệu quả với rệp sáp, rệp vảy, rệp vừng. Còn diệt trừ cả bọ trĩ, nhện đỏ, rầy nâu và sâu hại.
Kết hợp với chất bám dính sẽ đem lại hiệu quả cao.
Chu kỳ 1 tuần phun 1 lần. Ít nhất 3-6 lần để trị rệp, rầy, sâu, nhện và sâu hại khác. Khi phòng bệnh thì nửa tháng phun 1 lần lúc chiều mát.

Bạn cần thăm vườn thường xuyên để theo dõi, quan sát cây trong vườn. Nhất là các kẽ lá, mặt trên với dưới là và trong nụ hoa. Tốt hơn là phòng bệnh hơn trị bệnh.